Tích lũy uy nghiêm và tích lũy ân huệ, hai điều này đều có thể dẫn tới tai nạn. Tai nạn do tích uy đem lại thì có thể bổ cứu được. Còn tai nạn do tích ân đem lại thì khó có thể bổ cứu được.
Sau khi uy nghiêm đã tích lũy được rồi, chỉ cần nới lỏng khoan dung một chút thì sẽ khiến cho con người được yên ổn, tăng thêm một chút ân huệ thì người ta sẽ cảm thấy sung sướng. Thế nhưng sau khi ân huệ tích lũy được rồi, hễ đình chỉ việc ban ơn, thì đối phương sẽ cho rằng ta đã lạnh lùng nhạt nhẽo, giảm bớt đi một chút ân huệ thì người ta sẽ oán hận đối với ta.
Việc ban ân huệ cho người khác tới giới hạn tối đa thì sẽ dẫn tới sự bần khốn của bản thân ta, hễ đã bần khốn rồi thì khó có thể tiếp tục ban ơn được nữa. Nuông chiều tới giới hạn tối đa thì sẽ khiến cho con người phóng túng, khi đã phóng túng rồi khó có thể khiến cho con người tiếp tục chịu đựng được nữa.
Khi không tiếp tục ban ơn được nưa, thì mối quan hệ của họ sẽ không thể cải thiện thêm một bước được nữa, mà thế thái của uy nghiêm và ân uy cũng sẽ giảm bớt đi mạnh mẽ. Do đó, uy nghiêm giảm yếu thi sẽ đem lại điều phúc, còn ân huệ giảm yếu sẽ đưa tới tai họa. Ân huệ có sự tăng thêm thì sẽ đưa tới điều phúc, còn sự tăng thêm của uy nghiêm thì sẽ dẫn tới tai họa.
Nhưng bậc thánh hiền thực ra không phải là keo kiệt bủn xỉn trong việc ban ân huệ, mà là duyên cớ họ hoảng sợ tai họa. Cây củi ướt dễ chẻ mà, mà củi khô lại rất khó chặt. Sở dĩ thánh nhân bủn xin trong việc ban ơn với người khác là bởi duyên cớ cái tình yêu con người của họ đã đạt tới giới hạn tối đa. Cho nên phương pháp này là cách tùy cơ ứng biến cực kỳ tinh vi dùng để điều tiết tình cảm của con người.
(Lữ Khôn)
--trích từ Những Lời Dạy Của Các Bậc Thánh Hiền
No comments:
Post a Comment